Để đèn ngủ cho bé thường xuyên có thể gây bệnh ung thư - Theo tiến sỹ Joyce Walsleben, phó giáo sư tại trường Đại học Y khoa New York, “ánh sáng ức chế việc tiết ra melatonin, một loại hoóc-môn thúc đẩy giấc ngủ một cách tự nhiên.
Ngay cả khi bạn thiếp đi, ánh sáng vẫn lọt qua mí mắt của bạn, và bộ não sẽ không sản xuất melatonin nếu nó lẫn lộn giữa ngày và đêm”.
Một môi trường ban đêm lý tưởng (mát mẻ và tối) là cần thiết cho việc sản sinh hoóc-môn, trong khibố mẹ lại thường để đèn trong phòng con cái họ. Chỉ trong vòng 100 năm trở lại đây mới tồn tại việc này. Trước đó, con người vẫn hưởng một chu kỳ ánh sáng và bóng tối tự nhiên và nếu họ có thắp nến hay đèn khi trời bắt đầu nhập nhoạng, thì ánh sáng đó cũng không kéo dài cả đêm.Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm và các vấn đề về sức khỏe. Một báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh dịch Hoa Kỳ công bố đã chỉ ra việc thiếu ngủ có liên quan đến bệnh ung thư. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ bị mù chỉ bằng gần một nửa so với những phụ nữ bình thường, cũng như nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, phổi, ruột kết ở nam giới bình thường cao gấp đôi so với những người bị mù.
Tiếp xúc với ánh sáng vào buổi đêm làm gia tăng nguy cơ ung thư, trầm cảm và suy giảm hoạt động của hoóc-môn. (Ảnh minh họa)
Thú vị hơn, tỉ lệ này lại không giảm đối với trường hợp những người được chẩn đoán là bị mù nhưng mắt vẫn có thể nhìn thấy ánh sáng. Điều này đã dẫn các nhà khoa học đến việc nghiên cứu sự liên quan giữa việc tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt là sau khi mặt trời đã lặn với tỉ lệ bệnh tật. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy công nhân làm ca đêm có tỉ lệ bệnh tật cao hơn người làm ca ngày.
Ánh sáng xanh dương và xanh lá (từ máy tính, TV, đồng hồ báo thức, điện thoại di động, v.v.) gây hại nhiều nhất, bởi đây là những màu sắc ánh sáng mà ban ngày cơ thể tiếp xúc nhiều nhất, do vậy chúng khiến não bộ nghĩ đang là ban ngày.Tầm quan trọng đối với trẻ nhỏ:Tiếp xúc với ánh sáng vào đêm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gián đoạn quá trình ngủ, dẫn đến các vấn đề về sau. Theo bác sỹ Phyllis C.Zee, giám đốc Trung tâm điều trị rối loạn giấc ngủ tại Bệnh viện Northwestern Memorial, “có nhiều bằng chứng cho thấy độ dài giấc ngủ có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ nhỏ…Trường Y Harvard cũng đề cập đến những lý do chứng minh tầm quan trọng của việc ngủ đủ đến:
1. Học tập và trí nhớ: Ngủ giúp não bộ thu nạp thông tin mới vào bộ nhớ thông qua một quá trình gọi là củng cố trí nhớ. Trong các thí nghiệm, những người đi ngủ sau khi học bài có kết quả thi cao hơn.
2. Trao đổi chất và cân nặng: Mất ngủ mãn tính có thể khiến chúng ta tăng cân bằng cách gây ảnh hưởng đến việc xử lý và dự trữ carbohydrate của cơ thể, và bằng cách thay đổi nồng độ hoóc-môn tác động đến khẩu vị của chúng ta.
3. An toàn: Thiếu ngủ dẫn đến xu hướng không tỉnh táo vào ban ngày. Điều này có thể dẫn đến những cú ngã và sai lầm như sai sót y khoa, rủi ro không lưu, và tai nạn giao thông.
4. Tâm trạng: Mất ngủ dẫn đến khó chịu, thiếu kiên nhẫn, khó tập trung và ủ rũ. Ngủ quá ít có thể khiến ta không còn sức để làm bất cứ điều gì ta muốn.
5. Bệnh tim mạch: Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ nặng dễ bị huyết áp cao, tăng nồng độ hoóc-môn gây stress và nhịp tim thất thường.
6. Bệnh tật: Thiếu ngủ làm suy giảm hệ miễn dịch và hoạt động của các tế bào.
Biện pháp:
• Loại bỏ đèn ngủ, đồng hồ báo thức, v.v.
• Giữ nhiệt độ phòng mát mẻ vào buổi đêm để ngủ dễ dàng hơn.
• Che cửa sổ bằng rèm màu tối để ngăn chặn ánh sáng nhân tạo từ đèn đường.
• Sử dụng máy tạo âm thanh tự nhiên như tiếng mưa rơi, tiếng nước chảy, v.v. để giúp trẻ ngủ ngon hơn.
• Để đèn có sắc đỏ (như đèn đá muối Himalaya, có tác dụng làm sạch không khí, tham khảo tại đây) tại hành lang và nhà vệ sinh để trẻ có thể đi vệ sinh khi cần và đảm bảo vẫn không có ánh sáng xanh hay trắng nào làm gián đoạn giấc ngủ.
Để đèn ngủ cho bé thường xuyên có thể gây bệnh ung thư / lukhachdem blog
__________________________________________________
Lukhachdem Chúc Các Bạn 1 Ngày Thật Vui!
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment