Liệu cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao, thế giới sẽ thay đổi như thế nào trong một thế kỷ rưỡi nữa…
Bạn có biết, tuổi thọ trung bình thế giới năm 2010 là 69,6 tuổi nhưng đang có chiều hướng tăng dần theo đà phát triển của văn minh nhân loại. Câu hỏi được đặt ra là, sẽ ra sao nếu chúng ta sống được tới 100 tuổi, 150 tuổi…?
Cùng điểm lại một vài những dự đoán về thế giới tương lai trong 150 năm tới để xem cuộc sống xung quanh, thế giới, Trái đất này sẽ biến đổi như thế nào theo nghiên cứu tổng hợp từ trang Discovery News.
1. Y học
Với sự phát triển vượt bậc của máy móc, sự đi lên của các ngành khoa học nghiên cứu có thể giúp y học đạt được những thành tựu đáng kể: các phương pháp chữa bệnh mới xuất hiện giúp con người sống lâu hơn, vượt qua được nhiều căn bệnh hiểm nghèo hơn.
Không còn tế bào ung thư, cùng sự phát triển của y học, liệu bệnh tật nào có thể gây hại cho con người? |
Trong một thế kỷ rưỡi nữa, bệnh ung thư sẽ biến mất, các rối loạn di truyền cũng không còn nguy hiểm nữa. Lý do là vì liệu pháp gene sẽ được áp dụng phổ biến. Người ta có thể chữa bệnh cho trẻ con ngay từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ.
Bên cạnh đó, liệu pháp tế bào cũng được vận hành song song liệu pháp gene. Phương pháp này giúp chúng ta khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn nhờ việc thay thế các cơ quan, bộ phận cơ thể bị lão hóa, hỏng hóc. Thậm chí, các nhà khoa học còn tính tới chuyện cấy vào mỗi người một cỗ máy kích thước tế bào. Cỗ máy này sẽ đảm nhận việc phòng ngừa bệnh tật phát sinh trong cơ thể.
2. Sinh thái
Anthony Barnosky - chuyên gia thuộc Đại học California (Mỹ) dự đoán rằng, trong vòng 150 - 300 năm tới, 75% động vật có vú sẽ biến mất.
Điều đó đồng nghĩa là những cư dân của tương lai chắc chỉ biết tới khỉ, tinh tinh, voi hay sư tử qua những cuốn sách lịch sử mà thôi.
Môi trường tự nhiên trong xanh, xinh đẹp như thế này chắc sẽ không còn nhiều nữa |
Cùng với đó là tình trạng báo động của biến đổi khí hậu. Với mức độ thải khí CO2 như hiện nay, trong thế kỷ tiếp theo, mực nước biển sẽ dâng lên đáng kể, khiến cư dân của một loạt những địa danh nổi tiếng trở nên quen thuộc cùng lụt lội. Đó là bãi biển Miami, Bangladesh, phần lớn lãnh thổ Hà Lan, Quảng Đông, Thâm Quyến, Venice…
Và các đô thị quen dần với việc "bơi lội" trong nước lũ
3. Năng lượng
Nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt là điều mà cả thế giới rất lo ngại về tương lai. Ngay từ thời điểm này, chúng ta đang hướng tới việc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế. Trong vòng 150 năm tới, những ai sở hữu được ô tô chạy bằng xăng, dầu sẽ chỉ có thể là các tỷ phú.
Hàng dài những vệ tinh nhân tạo hấp thụ năng lượng từ Mặt trời
Ở tương lai, nhiều khả năng nguồn năng lượng chính sẽ là năng lượng Mặt trời chứ không phải là năng lượng hạt nhân nhiều rủi ro. Người ta dự đoán rằng, các quốc gia sẽ tập hợp các vệ tinh năng lượng Mặt trời trong không gian lại và hấp thụ năng lượng Mặt trời phục vụ nhu cầu trên mặt đất.
Ngoài ra, một giải pháp cũng được các công ty tư nhân Trung Quốc đề xuất, đó là tiến hành thăm dò và khai thác các mỏ hóa thạch trên các hành tinh ngoài Trái đất.
Thiết lập những mỏ than ngoài hành tinh cũng được xem là một giải pháp năng lượng
4. Con người
Nhân tố trung tâm của mọi sự thay đổi chính là con người và tất cả bắt đầu từ bộ não. Sau 150 năm nữa, não người có thể kết nối trực tiếp với máy tính, không cần thông qua bàn phím.
Não người sẽ gần như được gắn chíp xử lý
Giáo sư phẫu thuật thần kinh Douglas H. Smith cho biết, khi ấy con người sẽ thân thuộc với khái niệm “kết nối ướt”. Theo đó, não người được lắp những nơ-ron thần kinh nhân tạo liên kết với máy tính, kiểm soát được hoạt động lướt web chỉ bằng thị giác. Nói đơn giản, “toàn bộ lịch sử thế giới chỉ như một xung động thần kinh”.
Việc sử dụng bàn phím để tương tác sẽ không còn cần thiết nữa
Kết quả là xã hội con người có sự thay đổi căn bản. Chúng ta sẽ quen dần với việc phải có nhiều bộ mặt với mỗi quan hệ xã hội khác nhau, giống như việc có nhiều tài khoản thư cho công việc hay bạn bè vậy. Với sự phát triển của mạng xã hội như Facebook, Twitter… khái niệm riêng tư cá nhân chắc cũng sẽ không tồn tại trong hơn một thập kỷ tới.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Discovery News, Livescience...
Bạn có thể xem thêm:
Bạn có thể xem thêm:
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment