Wednesday, May 15, 2013

Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19

Súng lục Harmonica, tàu bọc thép, pháo hai nòng... là những vũ khí thất bại trong lịch sử.


Nội chiến Mỹ (1861-1865) xảy ra khi cuộc cách mạng công nghiệp đang phát triển rất mạnh, dẫn tới các phát minh và sáng tạo ra nhiều loại vũ khí kỳ lạ phục vụ cho chiến tranh. 
Những phát minh vũ khí "ăn hại" của thế kỷ 19

Nhưng thật không may, phần lớn chúng đều “không dùng được”. Dưới đây là một số điển hình của sự "thất bại thảm hại".

1. Súng lục Harmonica 

Với nỗ lực sáng chế ra một khẩu súng vừa bắn được nhiều đạn và nạp đạn thật nhanh, một nhà sản xuất vũ khí tên John Browning đã sáng chế ra súng lục Harmonica. 

Băng đạn của khẩu súng này không nằm dọc, mà nằm ngang thân súng với các ổ đạn hở và sẽ trượt trên thân súng giống như kèn Harmonica. Điều này sẽ giúp việc nạp đạn trở nên nhanh chóng và mọi người tin rằng, đây sẽ là một thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh. 
Tuy nhiên, khi đưa vào thử nghiệm thì mọi thứ không được tốt đẹp như thế. Thay vì băng đạn tự tiếp đạn khi bắn, xạ thủ phải tự điều chỉnh các lỗ đạn vào nòng súng. Tuy rằng nạp đạn tiện hơn, nhưng lại không thể bắn nhanh được.
Kết quả là khẩu súng chỉ được dùng với mục đích trang trí và rất hiếm sử dụng trong chiến tranh. Hiện tại nguyên mẫu khẩu súng đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Mỹ.

2. Súng “cà phê” máy 

Sử dụng tay để quay cò súng giống như máy xay cà phê, tốc độ bắn của khẩu súng này nhanh hơn nhiều so với các loại vũ khí khác trong thời kỳ đó. 

Bắn được 120 viên đạn trong vòng một phút, khẩu súng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong mắt các vị chỉ huy. Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ cuối cùng đã mua tổng cộng 60 khẩu súng này.

Sở hữu tốc độ bắn cực khủng, nhưng khẩu súng lại hoàn toàn vô dụng khi sử dụng thời gian dài. Lý do là bởi thân súng nóng rất nhanh và dễ bị kẹt vỏ đạn khi bắn. Chính điều này đã khiến cho khẩu súng này sớm bị đào thải.

3. Pháo hai nòng

Bằng cách thiết kế hai nòng pháo với ổ pháo riêng biệt và chung ngòi, các nhà thiết kế năm 1862 tin rằng, đây là một bước đột phá. Họ nghĩ rằng, không một thành trì nào có thể tồn tại dưới sức công phá cùng lúc của hai quả đạn pháo. Số nòng pháo càng tăng thì sức công phá càng lớn.


Thật không may, thí nghiệm đã thất bại ngay lần đầu. Do không có sự đồng đều về khối lượng đạn cũng như chất lượng của từng nòng pháo, hai viên đạn hoặc sẽ lệch mục tiêu, hoặc sẽ đập vào nhau và tự nổ, gây thiệt hại cho chính quân mình.

Khẩu pháo không bao giờ được sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn một bản mẫu của chúng hiện đang được trưng bày tại ĐH Georgia, Mỹ.

4. Tàu bọc thép

ể bảo vệ hệ thống đường sắt khỏi các cuộc tấn công của quân miền Nam, chính phủ Mỹ đã ra lệnh thử nghiệm toa xe lửa bọc thép trang bị tấm sắt dày trên đầu và hai bên. Ô cửa sổ ở hai bên cho phép quân lính bên trong có thể bắn ra ngoài mà không sợ bị dính đạn.
Cứ tưởng rằng những chiếc tàu này sẽ là chiến xa không thể phá hủy, nhưng vào năm 1864, một khẩu pháo đã “vô tình” phá hủy một chiếc. 
Tiếp theo năm 1865, lại một chiến xa khác bị bắn thủng và lần này, chính vì những tấm sắt chắn đạn đã phản lại đạn từ phía trong, gây thương tích cho người bên trong nó. Kết quả là chúng nhanh chóng bị bỏ rơi.

5. Súng trường Porter

Sau nhiều nỗ lực bất thành của súng lục Harmonica, một nhà sáng chế khác tên Porter đã cố gắng tạo ra một loại súng mới và ông đã “thành công”. 

Hộp tiếp đạn thay vì là thanh thẳng, sẽ là một bánh xe để đạn dọc theo thân súng. Khi bắn xong một viên, bánh xe sẽ tự xoay viên đạn tiếp theo vào ổ súng.



Điều đó có nghĩa là với mỗi viên đạn nhằm về phía kẻ địch thì... sẽ có một viên đạn khác nhắm thẳng vào mình. Và chỉ với một sơ suất nhỏ khi bắn, viên đạn thứ hai kia hoàn toàn có thể bị kích nổ và giết chết người sử dụng nó. Sau khi đánh giá thiệt hơn, tất nhiên khẩu súng không được sử dụng.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Horstheld, Civil War Talk, Wikipedia...

Theo: Kenh14.vn

Bạn có thể xem thêm:


_________________________________________________ 
Lukhachdem Blog LKD: http://lukhachdemit.blogspot.com/

No comments:

Post a Comment